Ngày nay, những vụ việc về tấn công bằng axit tuy đã bị nghiêm cấm nhưng vẫn luôn xảy ra, gây nên bao nỗi sợ hãi cho con người. Không giống như các vụ bỏng bình thường, khi bị bỏng axit để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vậy nếu không may bạn hoặc người thân bị bỏng axit bạn sẽ làm thế nào? Cùng E-pro theo dõi bài viết dưới đây để biết cách sơ cứu khi bị bỏng axit nhé!
Bỏng axit là gì?
Axit là chất oxy hóa nguy hiểm, có tác dụng tức thời và gây ra những biến chứng lâu dài trên cơ thể nạn nhân. Vậy bỏng axit là gì? Bỏng axit là hiện tượng protein ngưng tụ trong các mô và mất nước trong tế bào khi cơ thể tiếp xúc với axit.
Nồng độ axit càng cao thì khả năng ngưng tụ và hút nước càng lớn, khiến vết bỏng sâu và rộng hơn. Sau khi bị bỏng, nhiều vùng da và mô trên cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng. Bỏng axit có thể làm biến dạng gân, cơ, khớp và gây tổn thương hệ thần kinh.
Tác nhân gây bỏng axit
Tác nhân gây bỏng axit thường đến từ 2 nhóm chính đó là: axit kim loại và axit hữu cơ. Nhưng bất kể do loại axit nào thì cũng đều gây tổn hại lớn đến cơ thể. Sở dĩ axit có thể tàn phá cơ thể là vì nó có thể phản ứng với protein trong cơ thể (ở tóc, móng chân, móng tay, da,…).
Khi tiếp xúc với da, các axit làm đông tụ các protein trong mô và tế bào. Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng, phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với axit, vết bỏng càng lâu và hoại tử càng sâu thì càng khó phục hồi.
Vì sao bỏng axit diễn ra nhanh và nguy hiểm ?
Một trong những tai nạn thương tâm là tạt axit đậm đặc vào cơ thể, thường là vùng đầu và mặt, nơi bị tạt axit, bộ phận này sẽ ăn mòn và hủy hoại, nếu dính vào mắt có thể mù, rất khó tái tạo. Sở dĩ nó nguy hiểm như vậy bởi lẽ đặc tính của axit là tính háo nước.
Nếu axit đậm đặc bị tạt vào đầu, axit có thể gây bỏng sâu, ăn mòn và phá hủy một phần hộp sọ. Kết quả là tóc biến mất và da đầu không bao giờ mọc lại.
Đối với tai và mũi, việc tiếp xúc với axit có thể gây điếc, teo, biến dạng và khiến lỗ mũi bịt kín hoàn toàn. Nguyên nhân là do lớp sụn ở tai và mũi có thành phần chính là nước, protein và collagen. Với axit đặc, đặc biệt là axit sunfuric đậm đặc, rất ưa nước, nhanh chóng hút nước từ sụn, kết tụ lõi protein bên trong, phá hủy hoàn toàn sụn, dẫn đến sự biến dạng của các bộ phận tiếp xúc.
Nếu bị axit bắn vào mắt, miệng, nạn nhân có thể bị mất hoàn toàn môi, mí mắt có thể bị bỏng hoặc biến dạng. Axit bắn thẳng vào mắt gây bỏng võng mạc, nguy cơ nạn nhân bị mù rất cao.
Một giả thuyết khác đang được xem xét là nạn nhân vô tình hít phải khói axit đậm đặc trong quá trình hỏa táng. Hơi này gây tổn thương đường hô hấp, khi nồng độ cao có thể gây tổn thương phổi, phù nề, thậm chí tử vong.
Tình huống nghiêm trọng nhất có thể kể đến là nạn nhân vô tình uống hoặc nuốt phải axit mạnh như axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Theo các bác sĩ, khi nuốt phải axit sẽ phá hủy bộ phận tương ứng trong cơ thể, do hai loại axit này cực kỳ ưa nước, chúng hút nước, cô đọng lõi protein từ vòm họng xuống thực quản, xuống dạ dày…
Dấu hiệu nhận biết khi bị bỏng axit
Để nhận biết một người có bị bỏng axit hay không thì khá khó khăn với người thường như chúng ta, vậy nên chúng tôi sẽ đưa ra một số dấu hiệu giúp các bạn nhận biết như sau:
- Đầu tiên về cảm giác đau, nóng: Khi bạn bị bỏng axit thì cảm giác đau sẽ xuất hiện muộn hơn một vài ngày. Trong trường hợp đó là axit loãng, thì nó sẽ kéo dài vài ngày.
- Tiếp đến là màu sắc của bỏng: Các vết thương do bỏng thường xuất hiện dưới dạng các mảng có màu khác nhau tùy thuộc vào loại axit. Đối với những người bỏng axit HCl thì có vết thương màu vàng nâu, H2SO4 cũng có màu nâu, còn vết bỏng do HNO3 thì ban đầu sẽ có màu vàng sau đó chuyển sang nâu đen. Vết thương do axit Flohydric thì thường có màu đỏ đồng thời còn bị hoại tử ở vùng trung tâm. Và cuối cùng vết bỏng do axit Tricloaxetic sẽ gây ra vết thương màu trắng.
- Hình dạng vết bỏng: Tổn thương bỏng axit có dạng giọt nước, vết mực rơi xuống hoặc vết đám hoại tử. Ban đầu vết bỏng không có viền viêm đỏ xung quanh, nhưng từ ngày thứ 12, vết thương sẽ tấy đỏ và sưng tấy.
- Tiến triển bỏng: Với bỏng nông, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10, lớp biểu bì bị hoại tử bong ra, để lộ nền biểu mô non hoặc mô hạt với các đảo biểu mô. Da non hoặc sẹo bỏng có màu hồng hoặc sẫm hơn da lành. Còn đối với vết bỏng sâu, khi khám, vết bỏng lõm so với vùng da lành xung quanh. Vết bỏng mất hoàn toàn cảm giác, phù nề mạnh và lâu lành. Hoại tử vết bỏng giảm từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 30.
Các bước sơ cứu khi bị bỏng axit như thế nào?
Đối với axit dính trên da
- Việc đầu tiên bạn cần làm không gì khác chính là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách: Rửa sạch axit trên bề mặt da dưới nước lạnh trong khoảng 15 phút trở lên. Còn nếu hóa chất là chất dạng bột như vôi thì hãy làm sạch khô sau đó rửa sạch.
- Chúng ta cần phải che phủ vết bỏng ngay lập tức bằng các vật dụng như băng gạc khô, vô trùng cũng có thể là quần áo sạch
- Sau đó, bạn cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước tiếp theo
Đối với axit bắn vào mắt
- Khi bị bắn vào mắt, nạn nhất rất dễ bị hoảng loạn. Nên việc đầu tiên bạn làm là ổn định lại tinh thần cho nạn nhân. Tuyệt đối không để nạn nhân dụi mắt vì có thể sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Không được thêm bất cứ thứ gì khác ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt. Tốt nhất là đi đến vòi nước và ấn mắt vào đó để dòng nước chảy nhẹ nhàng liên tục trong ít nhất 15 phút, sau đó đi đến các bệnh viện gần nhất.
- Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc bồn rửa mặt ngửa đầu ra sau và xịt nhẹ nước lên trán ở mắt bị bệnh hoặc trên sống mũi giữa hai mắt.
- Nếu đeo kính áp tròng thì phải bỏ ra ngay lập tức
- Sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên hãy nhanh chóng thuê xe cấp cứu đến bệnh viện sớm nhất. Trong trường hợp không thể gọi cho 115 vì không nhớ mã vùng thì bạn có thể liên hệ đến dịch vụ y tế khẩn cấp của công ty Cấp Cứu Vàng để thuê xe cứu thương.
Những điều không nên làm khi sơ cứu người bị bỏng
- Không cố cởi quần áo dính trên cơ thể nạn nhân vì điều này gây đau và thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Trong mọi trường hợp, bạn không được nhúng vết thương vào nước vì vết thương bị dính axit rất dễ bị nhiễm trùng. Bạn chỉ cần rửa sạch axit bằng vòi nước.
- Không bôi bơ, dầu, kem đánh răng,… lên vết bỏng. Chúng sẽ chỉ khiến nạn nhân thêm đau đớn.
- Không sử dụng khăn bông có sợi
- Tuyệt đối không nên chọc thủng nốt bọng nước để tránh vi khuẩn xâm nhập làm vết thương nặng thêm.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về bỏng axit và những cách sơ cứu khi bị bỏng axit. Axit là chất oxi hóa rất nguy hiểm, có tác dụng nhanh và tức thời, biến chứng lâu dài cho cơ thể nạn nhân. Bỏng axit thường là bỏng sâu và cần được cấp cứu ngay lập tức. Vì lý do này, cấp cứu ban đầu rất quan trọng, điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro cho nạn nhân.